5 Bí Quyết Vàng Giúp Ngăn Ngừa Rối Loạn Giấc Ngủ

Bạn có biết rối loạn giấc ngủ có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày? Trên thực tế, hiện nay có tới gần 40% dân số trên toàn thế giới bị chứng rối loạn giấc ngủ, đặc biệt chủ yếu ở người trẻ tuổi. Vậy rối loạn giấc ngủ là gì? Dấu hiệu rối loạn giấc ngủ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và khám phá các phương pháp hỗ trợ giúp ngăn ngừa chứng rối loạn giấc ngủ qua bài viết dưới đây nhé!

Rối loạn giấc ngủ là gì?

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng phổ biến trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt đây là vấn đề đáng lo ngại của nhiều bạn trẻ. Giấc ngủ không đảm bảo làm xáo trộn nhịp độ sinh học của cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn. Có nhiều chứng rối loạn giấc ngủ khác nhau như bệnh trầm cảm, tâm lý bất ổn hay thậm trí nặng hơn là rối loạn về nhận thức, tuy nhiên chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất phải kể đến chứng mất ngủ. 

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ

Những nguyên nhân gây nên chứng rối loạn giấc ngủ phải kể đến như:

  • Gặp nhiều phiền muộn, khó khăn trong cuộc sống, công việc không thuận lợi. Tâm lý căng thẳng nhiều suy nghĩ tiêu cực, tồi tệ
  • Nhạy cảm với các tác nhân từ môi trường như ánh sáng, môi trường…
  • Sử dụng các loại thuốc điều trị tâm lý khác như trầm cảm, động kinh, hỗ trợ ngủ…
  • Ăn uống thiếu lành mạnh, sử dụng thường xuyên các chất kích thích

Dấu hiệu rối loạn giấc ngủ là gì?

Dấu hiệu nhận biết rối loạn giấc ngủ rất đa dạng, tùy thuộc vào tình trạng và tâm lý mỗi người sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Nhìn chung dấu hiệu nhận biết rối loạn ngủ phổ biến phải kể đến như:

  • Ngủ không sâu giấc, trằn trọc khó vào giấc ngủ, tâm lý nhạy cảm dễ bị tỉnh giấc do các tác động bên ngoài
  • Ban ngày uể oải, mệt mỏi, thiếu năng lượng và buồn ngủ nhiều hơn
  • Da sạm và khô hơn, mắt thâm trông thiếu sức sống
  • Chất lượng công việc giảm sút, học tập thiếu tập trung
  • Cảm xúc bất thường dễ nổi cáu, lo lắng bất an thái quá
  • Hay sinh hoạt bất thường không kiểm soát, ăn nhiều bữa trong ngày hay ăn đêm… dẫn đến tăng cân khó kiểm soát

Tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể  ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và tinh thần của bạn. Nếu tình trạng này kéo dài bạn nên đi thăm khám thường xuyên để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng giấc ngủ được tốt hơn.

Phương pháp giúp cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ

Để nâng cao chất lượng giấc ngủ được tốt hơn, chúng ta cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt và thiết lập chế độ ăn uống hợp lý. Bạn có thể tham khảo các bí quyết ngăn ngừa rối loạn giấc ngủ mà Nature Home chia sẻ như sau:

Hạn chế suy nghĩ tiêu cực

Một trong những lý do ảnh hưởng đến chứng rối loạn giấc ngủ đầu tiên phải kể đến là suy nghĩ tiêu cực. Những lo âu, muộn phiền hàng ngày chúng ta lên loại bỏ ra khỏi đầu trước khi đi ngủ. Lên thả lỏng cơ thể, giữ tâm lý thoải mái hạn chế những cảm xúc tiêu cực. Hãy sống lạc quan và suy nghĩ về những điều tích cực hay những thành tựu bạn đã làm được trong cuộc sống để tâm hồn được thả lỏng và dễ đi vào giấc ngủ sâu hơn.

Xây dựng môi trường ngủ tuyệt vời

Một môi trường ngủ thông thoáng và sạch sẽ là chìa khóa quan trọng để đảm bảo chất lượng giấc ngủ của bạn được tốt hơn. Ngoài các yếu tố về chăn ga sạch sẽ hay rèm cửa để bảo vệ mắt tránh ánh sáng, bạn có thể đầu tư thêm cho không gian phòng ngủ máy xông tinh dầu để giúp đầu óc thêm thư thái và dễ chịu hơn trong quá trình nghỉ ngơi.

Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử & chất kích thích

Khi lên giường bạn nên hạn chế kích thích tinh thần quá mạnh như nghe nhạc to, xem phim hành động hay sử dụng thiết bị điện tử liên tục… nhằm tránh gây nên tình trạng rối loạn giấc ngủ. Để đảm bảo giấc ngủ được tốt hơn bạn nên dừng sử dụng các thiết bị internet ít nhất khoảng 30 phút trước khi chìm vào giấc ngủ để hạn chế ảnh hưởng của ánh sáng xanh tác động đến mắt gây mỏi mắt và khó chìm vào giấc ngủ.

Bạn không nên ăn quá no vào buổi tối hoặc sử dụng chất kích thích như cafe, bia rượu, các chất có cồn… với liều lượng nhiều. Điều này tác động trực tiếp đến não bộ gây ra căng thẳng mất tập trung và khó đi vào giấc ngủ sâu. Nếu có sử dụng chất kích thích bạn nên dùng khoảng thời gian từ 4 – 6 giờ trước khi đi ngủ để đảm bảo chất lượng giấc ngủ vào buổi tối được tốt hơn.

Thay đổi thói quen sinh hoạt & rèn luyện thể chất thường xuyên

Nhiều người thường có tình trạng ngủ trưa quá nhiều, điều này sẽ gây rối loạn giấc ngủ vào ban đêm. Nên ngủ trưa dưới 30 phút để cơ thể thư giãn với mức vừa đủ tránh ngủ trưa sau ba giờ chiều để có giấc ngủ sâu và trọn vẹn vào buổi tối.

Thiết lập đồng hồ sinh học hợp lý bằng cách đi ngủ đúng giờ. Nên tạo thói quen đi ngủ sớm trước 23 giờ, hãy ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng một ngày để tái tạo năng lượng cho ngày làm việc mới được hiệu quả hơn.

Bạn nên rèn luyện thể chất bằng cách tập thể dục thể thao hàng ngày, tuy nhiên bạn nên hạn chế tập luyện mạnh vào buổi tối. Bạn có thể tham khảo các bài tập Yoga nhẹ nhàng trước khi ngủ khoảng 30 phút để tinh thần thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ sâu, trọn vẹn hơn. Ngoài ra, bạn nên kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể được phát triển toàn diện hơn.

Sử dụng thuốc

Có nhiều các loại thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng mà nên sử dụng theo liệu trình của chuyên gia. Đặc biệt, với những ai đang gặp chứng rối loạn giấc ngủ nặng như trầm cảm, tâm lý bất an, lo âu quá mức… bạn nên đi thăm khám ngay để có phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, bạn cần cân bằng lại chế độ nghỉ ngơi và ăn uống điều độ để cải thiện chất lượng giấc ngủ được tốt hơn.

Kết luận

Tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và chất lượng cuộc sống. Làm cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, đặc biệt làm giảm hiệu suất học tập và làm việc. Ngoài thăm khám sức khỏe thường xuyên bạn nên xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, tạo thói quen ngủ đủ giấc và đúng giờ. Hãy nâng niu và chăm sóc giấc ngủ của bạn đúng cách, vì đó là nền tảng để xây dựng hạnh phúc viên mãn cùng một cuộc sống tốt đẹp và trọn vẹn hơn.